4 đặc điểm phân biệt gỗ laminate và melamine
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến việc sử dụng gỗ công nghiệp để thiết kế nội thất. Trong đó, 2 bề mặt gỗ công nghiệp laminate và melamine là phổ biến nhất. Tuy nhiên, để phân biệt được 2 loại gỗ này thì không phải ai cũng nắm được.
Với bài viết dưới đây, Hoàng Bảo Minh (HBM) chia sẻ những thông tin cơ bản về vật liệu gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất, cũng như cách phân biệt gỗ laminate và melamine.

Gỗ công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi
Gỗ công nghiệp là gì ? Và tại sao ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất ?
Hiểu đơn giản thì gỗ công nghiệp là sản phẩm của con người, là loại gỗ được làm từ các vụn gỗ, kết hợp với keo hoặc hóa chất để tạo nên tấm gỗ. Gỗ công nghiệp là cụm từ để phân biệt với các dòng gỗ tự nhiên-được lấy từ thân gỗ, không phải là sản phẩm của con người.
Gỗ công nghiệp có một số đặc điểm nổi bật như sau:
– Là sản phẩm của con người, được làm từ các nguyên liệu thừa, tận dụng các phần ngọn, cành của gỗ tự nhiên
– Ít bị cong vênh bởi thời tiết. Hầu hết các loại gỗ công nghiệp đều không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gió, nhiệt độ, độ ẩm. Hình dáng của gỗ công nghiệp chỉ bị biến dạng khi có tác động từ bên ngoài.
– Chống mối mọt tốt. Là sản phẩm nhân tạo, gỗ công nghiệp trước khi được đưa vào sử dụng đều được sấy tẩm, và kết hợp với các chất chống mối mọt.
– Giá thành rẻ, thời gian gia công nhanh
Ngoài những ưu điểm trên, so với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có một số nhược điểm như:
– Độ chịu lực kém hơn. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, đặc điểm này của gỗ công nghiệp ngày càng được khắc phục. Có nhiều loại gỗ công nghiệp có độ bền và dẻo dai không thua kém gì gỗ tự nhiên.
– Không tiện cho việc trạm trổ, tạo đường nét, họa tiết cho các sản phẩm nội thất

Nội thất nhà bếp với gỗ laminate
Tìm hiểu hiểu 2 bề mặt gỗ laminate và melamine
Bề mặt gỗ laminate và melamine là gì ?
Bề mặt gỗ Melamine
Melamine thực chất là một lớp giấy trang trí được phủ kép, phủ lên cốt gỗ bằng công nghệ máy ép nhiệt. Sau khi hoàn thiện, độ dày của của tấm gỗ sau khi được phủ Melamine thông thường là 18mm đến 25mm, với độ kích thước khoảng 1.2m x 2.4m. Gỗ Melamine có các đặc điểm chính sau:
– Màu sắc đa dạng, đồng đều
– Chống mối mọt, cong vênh tốt, ít khi bị xước
– Phù hợp làm nội thất các văn phòng, công sở như bàn, tủ, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giường…
Bề mặt gỗ laminate
Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate có độ dày 0.5-1mm tùy từng loại. Với loại gỗ công nghiệp này, thường gỗ được uốn cong theo công nghệ postforming, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc.
Laminate có nhiều ưu điểm về độ bền, màu sắc cũng như độ phong phú, đa dạng. Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường…

Cùng HBM phân biệt gỗ laminate và melamine
Đặc điểm để phân biệt gỗ laminate và melamine
Trên thị trường hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang nhầm lẫn 2 bề mặt này với nhau. Bởi hình thức tương đồng, nhưng mức giá lại khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt:
1. Khác nhau về mức giá
Sự khác biệt đầu tiên giữa 2 loại bề mặt này là về mức giá. Giá của laminate đắt hơn, và có sự chênh lệch giữa màu sắc, loại vân, tấm laminate uốn cong (post forming) và tấm laminate High Gloss – HG đơn sắc.
Ngược lại so với laminate, thì bề mặt melamine có giá thành tương đối rẻ. Giá thành chênh lệch chủ yếu dựa vào độ dày và màu sắc của lớp phủ bề mặt.
2. Khác nhau về màu sắc và vân gỗ
Nhắc về màu sắc thì bề mặt laminate đem lại nhiều lựa chọn hơn so với melamine. Ngoài những gam màu cơ bản, bề mặt laminate còn có thêm màu kim loại, màu ánh nhũ.
Về vân gỗ, cả 2 bề mặt đều có mẫu vân gỗ tự nhiên đẹp mắt như: gỗ anh đào, vân gỗ sồi, gỗ thông, gỗ óc chó,… Tuy nhiên, laminate có sự vượt trội hơn khi có thêm những vân màu đặc biệt như vân vải, vân đá…
3. Độ dày
Laminate sẽ dày hơn so với Melamine. Vì vậy, người bình thường đều có thể dễ dàng phân biệt bằng cách kiểm tra những vị trí hở của sản phẩm nội thất những chỗ đầu khoan, tay cầm,…
4. Khác nhau về cấu tạo
Bề mặt laminate có khả năng chịu nhiệt, dễ uống cong với 3 lớp cấu tạo:
– Lớp overlay
– Lớp decorative paper
– Lớp kraft paper
Bề mặt melamine mỏng hơn so với laminate, với 2 lớp cấu tạo:
– Lớp giấy nền
– Lớp keo melamine
Hoàng Bảo Minh (HBM) nhận gia công nội thất bằng cả gỗ laminate và melamine
Cả 2 bề mặt này đều được ứng dụng làm lớp phủ cho các loại gỗ công nghiệp: plywood, gỗ MDF và HDF. HBM nhận gia công các sản phẩm nội thất với cả 2 loại bề mặt này: nội thất gia đình, nội thất khu công cộng, nội thất văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại,…
Chúng tôi xây dựng quy trình riêng biệt, khép kín. Đảm bảo đem tới quý khách hàng sản phẩm tốt nhất:
Bước 1. Liên hệ lên lịch khảo sát mặt bằng của khách hàng . Kiến trúc sư của Hoàng Bảo Minh sẽ tư vấn cho khách hàng về nội thất miễn phí
Bước 2. Sau khi thống nhất được phương án, hai bên ký kết hợp đồng. Chủ nhà (chủ đầu tư) tiến hành đặt cọc để bắt đầu
Bước 3. Thời gian thống nhất và lên bản vẽ mô phỏng. Thời gian bàn giao là 7 ngày
Bước 4. Kiến trúc sư của chung tôi sau khi nhận được ý kiến và yêu cầu của khách hàng sẽ gửi bản vẽ chi tiết
Bước 5. Kết thúc phần thiết kế. Phía HBM sẽ lên phương án thi công nội thất cho khách hàng. Tại đây, chúng tôi sẽ báo giá thi công dựa trên bản vẽ mô phòng ban đầu và những thay đổi mới ở bản vẽ chi tiết
Bước 6. HBM có trách nhiệm hoàn thiện công trình và bàn giao cho khách hàng
Bước 7. Thanh toán